GIÁO XỨ THIÊN AN
TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
Giáo
xứ Thiên An – Tổng Giáo Phận Huế, có thể nói được là đứa con tinh thần, đứa con
đầu lòng của Đan viện Thiên An. Ngay cả tên gọi cũng đủ cho thấy mối liên hệ mật
thiết giữa Đan Viện và Giáo Xứ (Monasterium
Caelestis Pacis & Paroecia Caelestis Pacis).
I. NGUỒN
GỐC, HÌNH THÀNH GIÁO XỨ
Mùa
Hè, ngày 10 tháng 6 năm 1940, hai Đan sĩ thuộc Đan viện La Pierre Qui Vire –
Pháp là cha Dom Romain Guillaume và cha Dom Corentin cử hành thánh lễ đầu tiên thành
lập Đan viện Thiên An trong ngôi nhà tranh dưới chân Đồi Đức Mẹ,
cách Đan Viện
hiện tại khoảng 700m, tọa lạc tại thôn Cư Chánh. Một thôn làng được hai Cố đan
sĩ chuyển ngữ bằng từ tiếng Pháp rất thân thương và ý nghĩa: Demeure Idéale (nơi định cư lý tưởng).
Tuy
nhiên, nơi định cư lý tưởng thời bấy giờ còn rất thưa thớt dân cư, hầu hết là
các gia đình không công giáo, một số cụ cao niên trong thôn Cư Chánh còn sống
hiện nay cho biết các cụ đã từng là công nhân, người làm việc cho Đan Viện mặc
dầu không cùng tôn giáo. Không chỉ thôn Cư Chánh mà thôi, các thôn làng khác
chung quanh Đan viện Thiên An cũng chỉ đếm được một vài gia đình công giáo.
Lược
sử Giáo xứ Thiên An ghi nhận gia đình đầu tiên của Giáo xứ là gia đình ông Ba
Sót. Ông Ba Sót là ông nội của: chị Nguyễn thị Dung, chị Nguyễn Thị Thứ, chị Nguyễn
Thị Nguyện, anh Nguyễn Ngọc Cầu,… anh Nguyễn Ngọc Kinh, anh Nguyễn Ngọc Sách. Những
người kế tiếp, đó là một số người công giáo đến giúp việc cho Đan viện như ông
Phùng Học gốc Giáo xứ Thanh Tân, ông Phùng Học là cha của chị Phùng Thị Nghiệm vợ anh Trần Báu; ông
Nguyễn Thiện gốc Giáo xứ Di Loan, ông Thiện là cha của soeur Phương và soeur Kiều dòng
Mến Thánh Giá Phủ Cam. Một trong
số lương dân thôn Cư Chánh đầu tiên trở lại Đạo Công giáo là ông Hồ Văn Hường, ông được lãnh Bí tích Rửa tội ngày 06.01.1948 tại Đan viện Thiên An và là con đỡ đầu
của thầy Giuse Bửu Đào. Các con của ông bà Hường gồm: chị Hồ Thị Phước, anh Hồ
Văn Trung, chị Hồ Thị Hoa, anh Hồ Văn Bình, chị Hồ Thị Yến. Một số người ở thôn
Ngũ Tây trở thành người Công giáo của Giáo xứ Thiên An khởi đi từ ông Võ Đình
Tý và ông Võ Đình Sang là những người bị lính Tây bắt và bị kết án, nhưng được
cha Dom Romain can thiệp và bảo lãnh, họ được tha và xin ở lại giúp việc cho
Đan Viện.
Với
tiến trình thời gian, qua đời sống lao tác - cầu nguyện và những hoạt động bác
ái xã hội của Đan Viện, nhiều lương dân tại thôn Cư Chánh, Ngũ Tây, Thủy Xuân,
Bàng Lãng thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, nay là Tx. Hương Thủy đã xin
gia nhập Hội thánh Công giáo. Theo lời kể của ông Chủ Tịch Hội Đồng Giáo xứ
Gioakim Nguyễn Ngọc Sách: từ đầu năm 1965, khi mà Đan viện Thiên An xây dựng
nhà máy sản xuất đá lạnh, mở xưởng cưa, xưởng mộc thì các nhóm thợ đến làm việc
ngày càng đông, trong số đó có nhiều người công giáo. Bởi vậy, Đan viện đã dành một phòng trong Trường Thánh Mẫu Đan
viện Thiên An để làm nhà nguyện, mỗi sáng Chúa Nhật có linh mục đến dâng thánh
lễ và ông Phùng Học được đặt làm trưởng ban lễ nghi - phụng vụ.
Trường Thánh Mẫu ĐV Thiên An |
Mốc
son lịch sử quan trọng nhất đối với Giáo xứ Thiên An, đó là vào khoảng giữa năm
1965, Khóm đạo Thiên An được nâng lên thành Giáo xứ, một trang sử mới đã mở ra.
Giáo xứ có một nhà nguyện tại trường Thánh Mẫu do
Linh mục André Tôn Thất Phái phụ trách, một nhà nguyện tại Khóm đạo Hoà Lương (Khóm đạo này được lập nên bởi những người giáo dân Giáo xứ Buồng Tằm - Tổng Giáo Phận Huế đến tản cư), do Linh mục Guillaume Phạm Trung Tá coi sóc (từ 1964-1966), lệ thuộc quyền Bề trên Đan viện Thiên An lúc bấy giờ là Cha Benoît Nguyễn Văn Thái.
Linh mục André Tôn Thất Phái phụ trách, một nhà nguyện tại Khóm đạo Hoà Lương (Khóm đạo này được lập nên bởi những người giáo dân Giáo xứ Buồng Tằm - Tổng Giáo Phận Huế đến tản cư), do Linh mục Guillaume Phạm Trung Tá coi sóc (từ 1964-1966), lệ thuộc quyền Bề trên Đan viện Thiên An lúc bấy giờ là Cha Benoît Nguyễn Văn Thái.
II. CÁC LINH MỤC QUẢN XỨ VÀ SỐ GIÁO DÂN
Sau
cuộc chiến 1975, giáo dân giáo xứ Buồng Tằm trở về quê cũ ở làng Dương Hoà. Số
bà con giáo dân Thiên An di tản cũng lần lượt trở về quê hương xây dựng xứ đạo
Thiên An.
Con
số thống kê cho biết:
-
Năm
1979 giáo dân Giáo xứ Thiên An có chừng 150 người.
-
Năm
2000 có hơn 200 giáo dân.
-
Năm 2015 có 345 giáo dân.
Điều 520, Bộ Giáo Luật 1983; số 06, Hiến Pháp và Chỉ Thị Tổng Hội - Hội Dòng Biển Đức Subiaco, tiếp tục cho phép và
xác nhận quyền quản trị giáo xứ đối với một cộng đoàn dòng tu. Bởi vậy, các Bề
trên Đan viện Thiên An đã đích thân, hay ủy nhiệm một đan sĩ linh mục trong Đan
Viện quản nhiệm, coi sóc mục vụ Giáo xứ Thiên An.
1. Cha
Bề trên Benoît Nguyễn Văn Thái, thụ phong linh mục ngày 25.4.1945, giữ chức vụ
Bề trên từ năm 1952 – 1959 và 1962 – 1968, ngài ủy nhiệm cho quý cha sau đây
giúp Giáo xứ:
·
Linh mục André Tôn thất Phái OSB, quê Tổng
Giáo Phận Huế, thụ phong linh mục ngày 23.5.1959.
·
Linh mục Guillaume Phạm Trung Tá OSB, Hòa Lương, Tổng Giáo Phận Huế, thụ phong linh
mục ngày 29.6.1956.
·
Linh mục Arsène Nguyễn Thanh Long OSB,
Bình Định, Giáo Phận Qui Nhơn, thụ phong linh mục ngày 28.6.1960.
·
Linh mục Gioan Lê Chúng OSB, Giáo phận
Qui Nhơn, thụ phong linh mục ngày 22.5.1948.
·
Linh
mục Phaolô Vũ Hữu Vị OSB, Giáo Phận Phát Diệm, thụ phong linh mục ngày
02.4.1949.
2. Cha
Bề trên Thomas Châu Văn Đằng OSB, Giáo xứ Cái Bè, Giáo Phận Sài Gòn, thụ phong
linh mục ngày 11.7.1957, giữ chức vụ Bề trên từ năm 1964 – 1984, kiêm quản xứ
Thiên An.
3. Bề
trên Stéphane Huỳnh Quang Sanh OSB, Giáo xứ Ái Nghĩa, Giáo phận Đà Nẵng, thụ
phong linh mục ngày 21.5.1972, giữ chức vụ Bề trên từ năm 1984 -2014 và kiêm quản
xứ Thiên An, đặt linh mục André Trông Nguyễn Văn Tâm làm Phó xứ.
4. Linh
mục André Trông Nguyễn Văn Tâm OSB, Giáo xứ Kim Long, thuộc Tổng Giáo Phận Huế,
thụ phong linh mục ngày 30.4.1978, được bổ nhiệm làm Quản xứ Thiên An từ năm
2002 – 2014, sau khi cha Bề trên Stéphane Huỳnh Quang Sanh được bầu làm Giám Tỉnh,
Tỉnh Dòng Biển Đức Việt Nam vào tháng 3 năm 1993, và Đan Phụ tiên khởi Đan viện
Thiên An ngày 27.8.1998.
5. Linh
mục André Dũng Lạc Mai Văn Diên OSB, thuộc Giáo phận Vinh, thụ phong linh mục
ngày 03.8.2013, được bổ nhiệm làm Quản xứ ngày 03.11.2014 đến ngày 23 tháng 4 năm 2017.
6. Linh
mục Philippe Minh Đặng Chung, thuộc Giáo phận Đà Nẵng, thụ phong linh mục ngày
03.8.2013, được bổ nhiệm làm Quản xứ ngày 23 tháng 4 năm 2017.
Hơn
50 năm kỷ niệm ngày Giáo xứ Thiên An được chính thức nâng lên thành Giáo xứ, hơn
50 năm Giáo xứ được các vị Bề trên Đan Viện cũng như quý cha được bổ nhiệm coi
sóc mục vụ và sự tận tâm phục vụ của quý thầy Đan viện Thiên an, quý soeurs Tổng
Giáo phận Huế, Giáo xứ Thiên An đã và đang phát triển về mọi mặt: Đời sống
thiêng liêng, Phụng vụ, sinh hoạt tôn giáo, nhiều tổ chức hội đoàn đang sinh hoạt
sống động như: Legio Mariae, Cha Gia Đình, Hiền mẫu, Thiếu Nhi Thánh Thể, Giới Trẻ, Lễ
Sinh, Ca Đoàn....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét