Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

20170807 110247



LỜI PHÁT BIỂU CỦA LINH MỤC LOUIGI TIANA, TỔNG THƯ KÝ - PHÓ CHỦ TỊCH  HỘI DÒNG  SUBIACO - CASSINO, THUỘC TÔNG DÒNG BÊNÊĐICTÔ  VỀ NHỮNG VỤ ĐẬP PHÁ THÁNH GIÁ TẠI  ĐAN VIỆN THIÊN AN TRONG BUỔI THĂM - GẶP UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGÀY 07.8.2017      


                              

 Vấn đề đất đai tôi không rõ lắm, nhưng vấn đề đụng chạm đến hình ảnh về niềm tin tín ngưỡng như vụ phá hủy Thánh Giá vừa rồi thì quá thực đã đụng chạm sâu xa đến Giáo Hội hoàn cầu.


Không phải chỉ riêng Công giáo, nhưng khi ai đụng đến ngay cả hình ảnh của Phật giáo, tôi cũng cảm thấy tổn thương rất lớn. Tuy là một người công giáo, nhưng khi tôi xem trên internet thấy có người xúc phạm đến hình ảnh lãnh tụ Hồ Chủ Tịch của các vị chẳng hạn, thì tôi cảm thấy bất kính rồi, huống hồ tượng Chúa đã mấy ngàn năm nay đã đi vào lòng người Kitô giáo, đó là điều quá kinh khủng. Con đường dẫn đến hòa bình có thể dựa trên đối thoại. Nếu chỉ dùng vụ lực để giải quyết thì cái này sẽ chồng chất lên cái kia. Bây giờ chúng ta có thể kiếm soát từng con người một, nhưng việc kiếm soát tự do lương tâm cá nhân của từng người thì rất khó. Đặc biệt ngày hôm nay người ta hỗ trợ những trang website, trang facebook cá nhân, họ tự do thông tin, tự do nói lên quan điểm của mình. Ngay cả trong Giáo hội công giáo trong lĩnh vực phản biện về niềm tin nhiều lúc cũng bị như thế, đây là vấn đề rất khó. Chúng ta cũng cần làm cho hình ảnh đất nước mình tốt đẹp hơn. Nhưng điều căn bản là trong các cuộc gặp gỡ chúng ta sẽ hiểu nhau hơn. Khi chân tình tích cực, thì lời nói và suy nghĩ của mình trở nên khác. Còn khi tiêu cực, thì từ đầu óc đến chân tay, từ suy nghĩ đến hành vi sẽ tạo ra những vấn đề tiêu cực. Khi tôi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, tôi thấy dân tộc Việt Nam chịu rất nhiều đau khổ do nhiều cuộc chiến tranh. Nhưng đến thời điểm bây giờ đã tạo nên một giai đoạn hòa bình lâu dài, bởi thế chúng ta cần dùng đến phương pháp nào để nuôi dưỡng hòa bình. Nếu cứ tạo ra những đố kỵ thì sẽ tiếp tục lặp lại những những vết xe lịch sử đã qua.
Chúng tôi hết lòng cám ơn quý vị; mặc dầu ông Phó Chủ tịch, ông Trưởng ban Tôn giáo Tỉnh và quý vị tham dự đây bận rất nhiều công việc, nhưng đa dành thời giờ quý báu cho chúng tôi, chúng tôi rất trân trọng.

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Bản văn Bài giảng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm tại Đại Hội Hành Hương La Vang 31 - sáng ngày 15.8.2017

             TOÀN VĂN BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC CHA PHÊRÔ NGUYỄN VĂN KHẢM
                       TẠI ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG LA VANG 31, NGÀY 15.8.2017   

 Sống tinh thần Sứ điệp Fatima” là chủ đề của Đại hội La Vang 2017. Trong hai ngày qua, các bài giảng trong các Thánh lễ cũng như các giờ diễn nguyện đều tập trung vào chủ đề này. Thánh lễ hôm nay là Thánh lễ mừng kính Mẹ Maria Hồn Xác lên trời và cũng là Thánh lễ Bế mạc. Để tiếp tục khơi dậy tinh thần sứ điệp Fatima, tôi xin anh chị em ít phút và mời anh chị em nhìn lại sự kiện Fatima và La Vang, đặt những sự kiện đó trong bối cảnh lịch sử cụ thể và dưới ánh sáng Lời Chúa, để chúng ta khám phá Fatima và La Vang gần gũi nhau như thế nào.
1. Ai trong chúng ta cũng biết Đức Mẹ đã hiện ra ở Fatima năm 1917, nhưng có lẽ ít ai quan tâm tới bối cảnh lịch sử đất nước Bồ Đào Nha lúc bấy giờ. Cũng rất may trong giờ diễn nguyện tối hôm qua có nhắc nhở ít nhiều về bối cảnh đó. Lịch sử kể lại rằng vào năm 1910, một cuộc cách mạng lớn nổ ra ở Bồ Đào Nha và những người cầm đầu chính quyền mới phần lớn là người thuộc Hội Tam điểm, cho nên họ thù ghét Đạo Công giáo. Vì thế, khi họ nắm chính quyền thì lập tức ban hành nhiều luật lệ khắt khe chống Giáo hội Công giáo, nhiều tu viện bị đóng cửa, nhiều tu sĩ bị trục xuất, cấm đạo Công giáo cử hành phụng vụ nơi công cộng, kể cả cấm kéo chuông trong nhà thờ, đến độ chính phủ muốn chỉ định giáo sư chủng viện...Giáo hội gặp rất nhiều khó khăn. Chính trong bối cảnh đó mà Đức Mẹ hiện ra nhiều lần tại Fatima.
Giáo Hội Việt Nam cũng ở trong tình trạng khó khăn như thế dưới thời vua Cảnh Thịnh mà anh chị em đã nghe lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngày 17.08.1798, nhà vua ra sắc chỉ cấm đạo. Giáo dân Quảng Trị để giữ trọn đạo đã phải chạy vào vùng rừng thiêng nước độc là La Vang, chịu thiếu thốn trăm bề, lại còn phải chịu nhiều thứ bệnh tật. Chính trong bối cảnh đó, Đức Mẹ đã hiện ra tại đây để yên ủi nâng đỡ con cái của Mẹ.
Đặt những sự kiện đó trong bối cảnh lịch sử, để chúng ta khám phá thân phận của Giáo Hội là một thân phận bị bắt bớ và bách hại. Điều đó không phải là cái gì quá mới mẻ, nhưng đã được báo trước trong Kinh Thánh. Bài đọc thứ nhất hôm nay trích từ sách Khải Huyền (Kh 11,19-12,10) trình bày thị kiến về một phụ nữ “mang thai, đang kêu la đau đớn chuẩn bị sinh con”, và con Mãng Xà rất lớn đang rình chực để nuốt lấy đứa trẻ mà người phụ nữ sinh ra.
Trong ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, Hội Thánh lại chọn bài đọc thứ nhất từ sách Khải Huyền với những hình ảnh như thế thì chắc chắn là nói về Đức Mẹ. Thế nhưng, trước khi là hình ảnh về Đức Mẹ thì đây đã là hình ảnh về Giáo Hội, một Giáo Hội mang Chúa Giêsu trong lòng và đang cố gắng đem Chúa Giêsu đến cho thế giới, và Giáo Hội đó đang bị ma quỷ chống đối quyết liệt. Nếu Giáo Hội thỏa hiệp với thế gian thì thế gian sẽ để cho Giáo Hội bình yên, nhưng nếu Giáo Hội thực sự tha thiết với sứ mạng đem Chúa Giêsu đến cho thế giới thì chắc chắn Giáo Hội sẽ gặp sự chống đối quyết liệt của ma quỷ. Tại sao? Chính Chúa Giêsu đã cảnh báo chúng ta như thế từ lâu: “Các con ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian. Nếu các con thuộc về thế gian thì thế gian đã yêu thương những gì thuộc về nó, nhưng không, các con không thuộc về thế gian, cho nên thế gian ghét các con” (Ga 15,18-19). Ngày nay vẫn thế, kể cả trong những đất nước được cho là tự do, Giáo Hội vẫn bị bách hại tấn công, nhiều khi bằng những đòn hiểm độc hơn những sắc lệnh bắt đạo của vua chúa ngày xưa. Thưa anh chị em, chúng ta đừng quên điều này, cũng đừng quên lời nhắn nhủ của Đức Bênêđictô XVI: "Ngày nay Giáo Hội phải chịu đau khổ không chỉ từ bên ngoài mà còn từ bên trong, Giáo Hội chịu đau khổ từ tội lỗi của chính con cái mình, cũng không chỉ từ giáo dân mà còn từ tội lỗi trong hàng giáo sĩ, những tội lỗi khủng khiếp trong hàng giáo sĩ". Chính vì thế mà sứ điệp sám hối của Fatima vẫn là sứ điệp sống động và hiện thực cho chúng ta, từng người và tất cả ngày hôm nay. Giáo Hội Chúa Kitô là một Giáo Hội bị bắt bớ bách hại.
2. Giáo Hội bước đi trong thử thách, nhưng đồng thời Giáo Hội không ngừng được nâng đỡ, được an ủi. Đây là một sứ điệp thật an ủi đối với chúng ta. Anh chị em nhớ lại trong bối cảnh lịch sử của nước Bồ Đào Nha và lúc Giáo Hội bị bắt bớ như thế thì Đức Mẹ đã hiện ra ở Fatima. Tại Việt Nam chúng ta trong bối cảnh mà những tín hữu công giáo phải chịu bao nhiêu đau khổ vì những sắc chỉ cấm đạo của hàng vua chúa, thì Đức Mẹ đã hiện ra an ủi con cái Mẹ tại La Vang. Tất cả những người Công giáo chúng ta tin tưởng chắc chắn như thế. Và một trong những bằng chứng cảm nhận đức tin mạnh liệt đó là những ngôi nhà thờ nguy nga được xây dựng ở Fatima cũng như La Vang. Fatima ngày xưa kia chỉ là một thôn làng nhỏ bé nhưng kể từ khi Đức Mẹ hiện ra, thì không những là một ngôi nhà thờ mọc lên mà dân dân Fatima trở thành Trung tâm hành hương của toàn thế giới. La Vang đây cũng vậy, ngày xưa là một miền đất hoang vu, nhưng từ khi Đức Mẹ hiện ra ở đây thì miền đất này được chúc phúc. Nhiều lần những ngôi nhà thờ được xây dựng ở đây để tôn kính Mẹ. Và khi ngôi nhà thờ cũ mà chúng ta thấy bị tàn phá vì chiến tranh, chỉ còn lại tháp chuông. Anh chị em thấy đó ngôi nhà thờ mới nguy nga đang được xây dựng. Hôm nay, trong đại Hội này, chúng ta đã có thể cử hành Thánh Lễ tại tiền đường Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.
Có một điều hết sức đặc biệt về ngôi thánh đường này đó là không một nhà thờ nào ở Việt Nam mà khi xây dựng lại nhận được sự đóng góp của tất cả mọi người Công giáo, nhưng chỉ có nhà thờ La Vang. Chỉ có Vương Cung Thánh Đường La Vang mới có được sự đóng góp của tất cả mọi người dù rất nhỏ bé, nhưng mọi người đều góp phần, và người Công giáo nào đến đây cũng có thể chạm tay vào tường nhà thờ mà nói: đây là Nhà của Chúa, Nhà dâng cho Đức Mẹ, và tôi có phần đóng góp ở đây, dù rất nhỏ bé.
3. Giáo Hội bước đi giữa muôn vàn thử thách, nhưng Giáo Hội cũng đón nhận được niềm an ủi, và người tín hữu Công giáo cảm nhận được sự nâng đỡ, sự chữa lành của Đức Mẹ, và chúng ta thấy được bằng chứng những cảm nhận đó một cách rất cụ thể. Thưa anh chị em, Giáo Hội đi trong thử thách nhưng Giáo Hội đón nhận sự an ủi từ nơi Chúa và Mẹ Maria. Vì vậy, sứ điệp của Fatima và La Vang là một sứ điệp hy vọng. Ngày xưa ở Bồ Đào Nha, thủ tướng Alfonso Costa người ra những luật lệ khắt khe đối với đạo Công giáo đã từng tuyên bố: “Trong vòng 2 thế hệ sẽ dẹp bỏ hoàn toàn Đạo Công giáo ở nước Bồ Đào Nha”, nhưng đến nay, 100 năm nhìn lại, ông đã chết từ lâu và Fatima vẫn còn đó, trở thành Trung tâm hành hương của cả thế giới. Hai ba trăm năm trước, các vua chúa Việt Nam ra sắc chỉ cấm đạo để cái Đạo Công giáo này đừng hy vọng có mặt ở trên đất nước này. Đến hôm nay nhìn lại những vua chúa đó đã chết hết rồi, kể cả chế độ quân chủ cũng chỉ còn là quá khứ, nhưng La Vang vẫn còn đây, trở thành Trung tâm hành hương của cả Việt Nam. Sứ điệp của Fatima và sứ điệp của La Vang là một sứ điệp Hy Vọng và sứ điệp đó bắt nguồn từ Kinh Thánh. 
Bởi vì trong bài sách Khải Huyền hôm nay, hình ảnh kết thúc không phải là hình ảnh con mãng xà nuốt lấy đứa trẻ mà người phụ nữ sinh ra, nhưng là hình ảnh người Phụ Nữ được Thiên Chúa đưa về một nơi đã dọn sẵn cho bà. Chúng ta nhìn thấy ở đó hình ảnh của Mẹ Maria được đưa về Trời cả Hồn lẫn Xác. Đây là một sứ điệp hy vọng, cho nên trong cuộc đời mình gia đình mình không khỏi có những lúc buồn phiền thất vọng, thậm chí đôi lúc còn như tuyệt vọng. Ước gì chúng ta không để cho những nỗi thất vọng đó nhận chìm mình, nhận chìm Giáo Hội của mình, nhưng hãy ngước mắt nhìn lên Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời như là Ngôi Sao Hy Vọng, để chúng ta không ngừng bước tới, bước tới trong đời sống đức tin của mình.
Kết: Kính thưa Anh chị em, còn hình ảnh nào cụ thể và sống động hơn về Giáo Hội Việt Nam cho bằng hình ảnh mà tôi đang thấy đây, anh chị em đang thấy đây, tại Linh địa La Vang này: sự hiện diện của Đức Tổng giám mục Đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta nhìn thấy từng khuôn mặt trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, đông đảo các linh mục, tu sĩ và cả trăm ngàn giáo dân từ khắp mọi miền đất nước hành hương về đây. Đây là một hình ảnh hết sức cụ thể và sống động của Giáo Hội Việt Nam. Tất cả chúng ta cùng quy tụ chung quanh bàn thánh Chúa, và hướng mắt nhìn lên Mẹ Maria được đưa về Trời cả Hồn lẫn Xác.
Vậy thì, chúng ta hãy chiêm ngắm Mẹ và bước theo Mẹ. Mẹ Maria là một người mẹ thương các con cái trong cảnh nghèo khổ, bởi vì chính bản thân Đức Mẹ cũng là người nghèo. Trong kinh Magnificat, Mẹ xưng mình là “phận hèn tớ nữ của Chúa” và nhìn nhận rằng tất cả những gì tốt lành mình có là từ lòng thương xót Chúa. Cũng vậy, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một Giáo Hội nghèo, theo nghĩa là một Giáo Hội không cậy dựa vào bất cứ quyền lực nào của thế gian, nhưng chỉ cậy dựa vào một mình Chúa mà thôi; chúng ta cùng nhau xây dựng một Giáo Hội nghèo theo nghĩa là một Giáo Hội không mang trong lòng bất cứ tham vọng trần tục nào, nhưng chỉ mang chính Chúa Giêsu và sứ điệp Tin Mừng của Chúa trong chính trái tim mình.
Đồng thời, cùng với Mẹ Maria, theo gương Mẹ Maria chúng ta cất bước lên đường để đem Chúa Giêsu và tình thương của Chúa đến cho anh chị em chung quanh chúng ta. Và thưa anh chị em, hãy bắt đầu tất cả những điều đó từ chính gia đình mình, vì mỗi gia đình là một Hội Thánh tại gia.
Cũng vì vậy, để kết thúc suy niệm trong Thánh Lễ hôm nay, tôi mời tất cả anh chị em cùng với tôi hát lên lời kinh Magnificat, lời kinh của Đức Mẹ, lời kinh của kẻ nghèo, khiêm tốn nhìn nhận mình là phận hèn tôi tá, nhưng nhờ đó, mở rộng tâm hồn đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa.

(Ghi lại từ video)


                    

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Bài Giảng của Đức Tổng Giám Mục LEOPOLDO GIRELLI trong thánh lễ đại hội ...



BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC TGM. LEOPOLDO GIRELLI,
ĐẠI DIỆN GIÁO HOÀNG
TẠI TRUNG TÂM THÁNH MẪU TOÀN QUỐC LA VANG
TRONG THÁNH LỄ KHAI MẠC ĐẠI HỘI LA VANG LẦN THỨ 31
(13/8/2017)


             Anh Chị em thân mến,
          Tin Mừng hôm nay nhắc cho chúng ta rằng, Đức Maria vừa là người mẹ dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu vừa là khuôn mẫu thôi thúc chúng ta bước theo Con của ngài. Tin Mừng tường thuật cảnh Đức Maria và Thánh Giuse tìm gặp Chúa Giêsu trong Đền Thờ, Ngài ngồi giữa các tiến sĩ, lắng nghe và hỏi họ. Tin Mừng giúp chúng ta khám phá ra rằng, sứ vụ ưu tiên hàng đầu và trên hết mọi sự của Chúa Giêsu là thi hành ý muốn của Cha Ngài. Vì thế, hôm nay, là những người hành hương, chúng ta quy tụ về Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, để tìm sự chỉ bảo của Đức Mẹ, từ đó, hiểu được ý muốn của Thiên Chúa trong đời mình, đặc biệt trong Năm Kỷ Niệm Một Trăm Năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Trong những ngày hành hương này, qua Đức Mẹ, chúng ta hãy xin Chúa Giêsu mở lòng chúng ta trước quà tặng về sự hiện diện của Thiên Chúa khi cầu nguyện, xin Ngài chữa lành chúng ta với tặng phẩm bình an và lòng xót thương của Người, đồng thời, biết chia sẻ niềm vui của mình cho những anh chị em khác. 
           Một cuộc hành hương về La Vang phải luôn luôn là thời gian của cầu nguyện và dành cho việc cầu nguyện. Suốt hai ngày còn lại, tất cả chúng ta sẽ dành thời giờ cho việc cầu nguyện. Cầu nguyện là một cái gì rất dễ làm để cho Thiên Chúa hiện diện với chúng ta. Vì thế, hãy xin Mẹ Maria dạy chúng ta cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa khi cầu nguyện, cách riêng trong sự tĩnh lặng của tâm hồn, trong các bí tích, trong các lễ nghi phụng vụ chúng ta cử hành, trong những người chúng ta cầu thay nguyện giúp và cả trong những anh chị em đang cùng chúng ta nguyện cầu. Hành hương về La Vang còn là cơ hội cho việc chữa trị tâm hồn. Chúng ta ở lại trước nhan Đức Mẹ La Vang với những lắng lo, yếu nhược và có thể với cả những bệnh tật của mình. Có thể chúng ta phải lo lắng cho sức khoẻ của mình hoặc sức khoẻ của một ai đó: có thể là gia đình, có thể là bạn bè. Hãy xin Đức Mẹ La Vang cầu bầu cho chúng ta để mỗi người, rồi cũng sẽ được chúc lành với quà tặng bình an cứu chữa của Thiên Chúa, vốn sẽ chữa trị tâm hồn chúng ta khỏi phải sờn lòng nản chí. Cuộc hành hương của chúng ta về La Vang còn là thời khắc sống trong niềm vui. Chúng ta khát khao nhận biết, mến yêu và phụng sự Thiên Chúa, vì “tâm hồn chúng con hỷ hoan khi được an nghỉ trong Chúa”. Chỉ khi dõi bước theo Chúa Giêsu và ở lại trong Ngài, chúng ta mới thật sự hạnh phúc. 
          Anh Chị em thân mến, Trình thuật tìm gặp Chúa Giêsu trong Đền thờ khiến chúng ta nghĩ đến tình hình ở Việt Nam. Nhất là trong một số tỉnh Việt Nam, các nhà chức trách dân sự đang quan ngại và trách cứ những người Công Giáo và các sinh hoạt của người Công Giáo. Câu trả lời của Chúa Giêsu cho cha mẹ Ngài sẽ làm sáng tỏ vấn đề: “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”. Cũng những lời tương tự, chúng ta có thể nói như thánh Phêrô Tông Đồ rằng, “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm” (Cv 5, 29) hoặc chúng ta có thể lặp lại câu nói thời danh của Chúa Giêsu, “Của Caesar, trả về Caesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (Lc 20, 25). Vì lý do đó, tôi muốn ngỏ lời với các Caesar Việt Nam, “Hãy trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”. Thực vậy, tự do tôn giáo không phải là một cái gì tuỳ tiện trong tay các nhà chức trách, nhưng tự do tôn giáo là một quyền trong tay của người dân. Nhiều người trên thế giới những ước mong quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam phải được tôn trọng hơn, phải được thực thi đầy đủ hơn, và Hội Thánh Công Giáo phải được nhìn nhận như một nguồn thiện ích hơn là một vấn nạn cho nước nhàTuy nhiên, sự tùng phục và nhẫn nại cũng là giáo huấn của Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu đã tùng phục Cha Trên Trời của Ngài và còn vâng phục cả cha mẹ Ngài nữa. Mỗi khi chúng ta tùng phục thẩm quyền hợp pháp của quốc gia chiếu theo hệ thống dân luật, cũng như mỗi khi vâng phục các mục tử trong Hội Thánh, chúng ta trở nên hình ảnh của Chúa Kitô, Đấng đã thi hành ý muốn của Chúa Cha. Hơn nữa, chúng ta có thể nhận ra rằng, thánh Giuse và Mẹ Maria trong đền thờ đã không hiểu những lời của Chúa Giêsu nhưng các ngài đã nhẫn nhịn chấp nhận chúng trong đức tin, và Đức Maria “đã giữ các điều ấy và suy niệm trong lòng”. Về sau, Đức Mẹ sẽ nhận ra sứ vụ của Con mình. Tương tự như thế, chúng ta hãy để tâm suy nghĩ về những hoàn cảnh và các biến cố. Thinh lặng và nhẫn nhịn là một phần trong cuộc sống người Kitô hữu. Khi phải chứng kiến bao điều khuất tất, chúng ta cứ ghi nhận chúng và kiên tâm đợi cho đến ngày Thiên Chúa phơi bày ý nghĩa. 
          Anh Chị em thân mến, Trong năm nay và hai năm kế tiếp, các Giám Mục Việt Nam mời gọi chúng ta suy tư về đời sống gia đình và cầu nguyện cho sự sống gia đình. Vì thế, chúng ta hãy học những bài học từ gia đình Thánh Gia. Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI gọi ngôi nhà của Thánh Gia là một trường học, ở đó, chúng ta có thể học biết ba giá trị hệ trọng. Giá trị thứ nhất là sự thinh lặng, như một điều kiện không thể thiếu cho việc tư duy. Ngôi nhà phải là một nơi, ở đó, có sự riêng tư, an bình và đủ tĩnh lặng cho việc trầm tư, suy niệm và cầu nguyện. Giá trị thứ hai là đời sống gia đình, như một sự thông hiệp của tình yêu. Gia đình là nơi ưu tiên, trong đó, cha mẹ và con cái học biết yêu thương. Giá trị thứ ba là làm việc, như là thực hành trọn vẹn giao ước ban đầu mà Thiên Chúa đã thiết lập với con người, rằng, hãy sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất và làm chủ thống trị nó (St 1, 28). Vậy thì, chúng ta hãy đem sự tĩnh lặng, sự hiệp nhất và những nỗ lực vào cuộc sống gia đình mình, để với tư cách là những người Công Giáo, chính chúng ta có thể làm nên một sự khác biệt như những người khôn ngoan, đầy yêu mến và cần mẫn cho Giáo Hội Việt Nam cũng như cho lợi ích của nước nhà. 
           Anh Chị em thân mến, Về với Đức Mẹ La Vang, chúng ta, lòng đầy tin yêu và hân hoan. Nơi đây, chúng ta được trở nên mạnh mẽ nhờ tình mẫu tử của Đức Mẹ. Rất Thánh Trinh Nữ Maria là người mẹ đồng hành với chúng ta trên lộ trình đức tin. Đức Mẹ mang cho chúng ta niềm hy vọng. Chúng ta vui mừng tôn vinh Mẹ tại La Vang này và cùng nhau xây cho Mẹ một Vương Cung Thánh Đường lộng lẫy tại nơi đây. Lạy Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa dấu yêu, lạy Mẹ La Vang, con xin trao phó Giáo Hội Việt Nam, các Giáo Hội tại Á Châu và Giáo Hội hoàn vũ cho Mẹ. Mẹ đến với chúng con như chúng con từng cảm nhận điều đó bao lần trong đời mình. Xin Mẹ mang Chúa Giêsu đến cho chúng con, xin Mẹ mang Chúa Giêsu đến cho gia đình chúng con. Xin Mẹ mang tất cả mọi gia đình Việt Nam đến với Chúa Giêsu. Xin giúp mọi gia đình nhận biết Chúa Giêsu, Con của Mẹ, Đấng đang đến, là Chúa và là người Mục Tử đầy yêu thương. Amen.

  Chuyển Ngữ:  Lm. Đaminh Phan Văn Anh (TGP. Huế) 





Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

20170807 104541

     
    

BUỔI THĂM - GẶP UBND TỈNH TT HUẾ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI TÀI SẢN TÔN GIÁO VÀ VỤ ĐẬP PHÁ THÁNH GIÁ CHÚA KHỔ NẠN TẠI ĐAN VIỆN THIÊN AN

Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng vụ việc phá hủy Thánh Giá, đánh đập các đan sỹ dịp cuối tháng sáu vừa qua là do người dân. Xin hỏi ông rằng Đan viện Thiên An đã dựng Thánh Giá trên phần đất của người dân nào? Có ai kiện cáo Đan viện Thiên An đã trồng Thánh Giá trên đất của họ không? Còn Tượng Đài Đức Mẹ trên đồi Đức Mẹ Thiên An được các đan sỹ chúng tôi xây dựng từ năm 1948 trong diện tích 107 ha thuộc quyền sở hữu của Đan viện Thiên An từ năm 1940.
Tượng Đài Đức Mẹ trên đồi Đức Mẹ Đan viện Thiên An được xây dựng trước năm 1948

Với
cương vị Phó Chủ tịch Tỉnh, Ông thanh minh mà không cảm thấy ngượng:         “… trong thời gian qua, ảnh tượng Đức Mẹ, Đức Chúa – Thánh Giá ngoài phạm vi của mảnh đất mà Đan viện đăng ký, tạo nên những xung đột giữa những người dân có mảnh đất đó và các đan sỹ”.
Cha Antoine Nguyễn Văn Đức, Bề trên Đan viện Thiên An cho biết:
“Việc này chúng tôi đã trao đổi với cha Louigi về cây Thánh Giá, thì xin cũng nhắc lại một lần nữa; thực ra cây Thánh Giá đó không nằm ở vị trí hiện giờ (Đồi Khổ Nạn), nhưng nó nằm trong một mái nhà, mà mái nhà đó có sự chứng giám của ông Trưởng Ban Tôn Giáo Tỉnh đây.
Sinh viên Công giáo với Linh mục quản xứ Thiên An 
 trước tượng Chúa Khổ Nạn, sau thánh lễ dịp tháng 4/2015
Hồi đó, chúng tôi đang được thương lượng để chuyển căn nhà này            
xuống vườn rau của Đan viện. 
Ngôi nhà cầu nguyện trong có đó thờ tượng Chúa Khổ Nạn 
đã được chuyển xuống vườn rau Đan viện Thiên An
Nhưng trong đêm tôi đi ra Hòa Bình thì tượng Thánh Giá đó bị mất. Bên phía cha Giáo và cha Lợi gọi điện cho chính quyền địa phương để truy tìm tượng đó, nhưng bên phía an ninh báo rằng họ không biết. Cách mấy tháng sau, thì phát hiện Thánh Giá bị đập tan thành ba khúc cạnh sân bóng. Anh em chúng tôi tự hỏi nếu các vị có đập phá thì các vị thu giấu đi cho khỏe, đàng này các vị đem ra khiêu khích như vậy là không được. Lúc đó tôi bảo anh em đem tượng bị đập phá đó vào cất đi trong viện bảo tàng, thì các đan sĩ bảo để tìm cách truy tìm ra thủ phạm đập phá tượng này. 
Tượng Chúa Khổ Nạn bị đập nát vào đêm 16 rạng ngày 17 tháng 5 năm 2015,
được tìm thấy sau mấy tháng trời và treo tạm trong ngôi nhà cạnh sân bóng Đan viện
                             Do đó các đan sĩ dựng lại cây Thánh Giá gần nhà. 
Khi dựng xong thì có an ninh tới, tôi nói với anh Trưởng công an xã (Thủy Bằng) không được đập, anh nhảy vào đập và hạ xuống là xảy ra vấn đề. Khi nhóm an ninh Xã lao vào đập phá thì một anh nói rằng khi chúng tôi đập bức tượng này chỉ có ba khúc, nhưng bây giờ sao lại nhiều hơn. Như thế, điều đó cho thấy rằng chính họ là thủ phạm. 
Cán bộ, an ninh nhà cầm quyền TT. Huế 
đập phá tượng Chúa Khổ Nạn ngày 08/3/2016
Nguyên nhân của vụ việc xảy ra từ đó, chứ không phải xảy ra từ việc dùng cách dựng tượng để lấy đất. Vậy nên, vấn đề là phải kỷ luật ai đập cây Thánh Giá đó, thì vấn đề sẽ ổn thỏa. Cốt lõi vấn đề nằm chỗ đó chứ không phải vấn đề dựng tượng để lấy đất. Bên an ninh địa phương nhiều lần cũng nghe biết vấn đề đó, tôi nhiều lần nói nhưng chẳng có ai nghe đâu. Không rõ có một mãnh lực nào ở sau nó cứ dồn đẩy thành sự kiện lớn như thế. Thực ra thì nó quá đơn giản, trong hoàn cảnh đó, nếu ai đập phá Tượng thì đừng có khiêu khích các thầy, chứ đem ném cạnh sân bóng ba khúc tượng nát thì quá khiêu khích. Đã hai lần tôi gặp công an địa phương, có gì còn có Ban Tôn Giáo, có Mặt Trận, chúng tôi sẽ đối thoại với họ về chuyện này. Đừng phạm đến ảnh tượng, vấn đề sẽ ồn ào lắm, nói vậy mà họ không chịu nghe. Hồi đó anh Quang là trung tá, Trưởng Công an xã Thủy Bằng, sau nữa là anh Nguyên, Phó chủ tịch xã nói rõ ràng, lời nói còn được thu âm: Hồi chúng tôi lên đập chỉ có ba khúc, bây giờ sao nhiều vết nhiều khúc như vậy. Lẽ ra đừng nói câu đó, nói câu đó ra thì thì đã thổ lộ đối tượng đập phá rồi. Bởi vậy, đây là vấn đề xung đột tâm lý chứ không phải Thiên An dùng biểu tượng Thánh Giá để giữ đất”.


Cán bộ, côn đồ phối hợp an ninh nhà cầm quyền TT. Huế
 đập phá tượng Chúa Khổ Nạn ngày 28/6/2017
Ông Phan Ngọc Thọ Phó Chủ tịch UBND Tỉnh tặng quà lưu niệm phái đoàn đại diện Hội Dòng Bênêđictô
Ông Phan Ngọc Thọ Phó Chủ tịch UBND Tỉnh: “Cám ơn Linh mục Đức. Nhiều khi mất tình cảm giữa người dân và các đan sỹ. Điều thứ hai tôi muốn nói là ngài đang để cho nhiều anh em tự do sử dụng mạng xã hội, mạng xã hội có thuận lợi là triển khai thông tin rất nhanh và chính xác nhưng cũng rất nguy hiểm. Chúng ta đang mở tung về phương diện mạng xã hội, nhưng các nước tiên tiến như Đức, Pháp, Anh, Mỹ lại đang giật mình vì mạng xã hội vì những thế lực không tốt đang lợi dụng mạng xã hội để truy cập thông tin.

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang Lần Thứ 31 Năm 2017 ...

Bài giảng của Đức TGM Leopoldo Girelli trong Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội H...

Chương Trình Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ Lavang 31


Flycam trước giờ Khai mạc Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang 31


     ĐỨC KITÔ VỠ TRÊN ĐỒI KHỔ NẠN ĐAN VIỆN
THIÊN AN:  MỘT GIÁO HỘI ĐAU KHỔ VÀ HIỆP NHẤT
#GNsP - Hình ảnh người cha đứng đầu Dòng Biển Đức trên thế giới- cha Notker Wolf, Thống Phụ, và cha Luigi Tiana, Tổng Thư ký Đan Hội Subiacô - viếng thăm và cầu nguyện trước tượng Chúa Chịu Nạn bị đập vỡ, nằm trên đồi Đan viện Thiên An, Huế, sẽ là hình ảnh ghi sâu cho lòng Giáo hội.
Giáo hội được ví như Thân Mình Chúa Kitô mà mỗi chi thể chia sẻ sự sống của nhau. Nếu một chi thể đau thì cả thân mình đều đau. Nỗi đau của Đan Viện Thiên An hứng chịu dưới bàn tay tàn độc của nhà cầm quyền cộng sản thời gian qua lại là cơ hội đánh thức sự hiệp nhất trong Giáo hội nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Rất nhiều cá nhân và đoàn thể, từ giám mục, linh mục, các dòng tu đến các hội đoàn giáo dân đã hành hương kính viếng tượng Chúa Chịu Nạn nằm chơ vơ trên đồi thông với hình hài vỡ vụn, cũng như chia sẻ nỗi đau cùng các đan sĩ Đan viện Thiên An.
Và hình ảnh vị đứng đầu trong Dòng Biển Đức thuộc Đan Hội Subiacô hôm ngày 10.08, trầm tư cầu nguyện trước Tượng Chúa ấy diễn tả sinh động hơn bao giờ hết sự hiệp nhất, đồng thân đồng phận, về hình ảnh Giáo hội Chúa Kitô, một Giáo hội đau khổ đi trong lòng lịch sử nhân loại. Và càng ý nghĩa hơn khi hôm đó lại trùng ngày kính thánh Lorensô, vị Phó tế tử đạo vào thời kỳ đầu của Giáo hội.
Từ ngày máu thánh Lorensô đổ ra vào năm 258, để bảo vệ cho Giáo hội, bảo vệ tài sản của Giáo hội chính là những người nghèo và đức tin của họ, giòng máu ấy vẫn luôn luân chuyển khắp châu thân của các con cái mình. Nên nỗi đau của Đan viện Thiên An không phải là nỗi đau riêng của một Đan Viện mà là nỗi đau của Toàn Dòng, của 20 Đan Hội trên toàn thế giới.
Cần sơ lược cơ cấu của Dòng Biển Đức để thấy sự chặt chẽ và hiệp nhất trong Toàn Dòng. Hiện nay Dòng Biển Đức có 20 Đan Hội hiện diện trên khắp năm Châu. Mỗi một Đan Hội lại có nhiều Tỉnh Dòng, và mỗi Tỉnh Dòng lại có nhiều Đan Viện. Đan viện Thiên An thuộc Tỉnh Dòng Biển Đức Việt Nam; và Tỉnh Dòng Biển Đức Việt Nam thuộc Đan Hội Subiacô, Ý. Bề trên Tổng quyền của Dòng được gọi là Thống Phụ; đứng đầu Đan Hội gọi là Đan Phụ Chủ tịch; đứng đầu Tỉnh Dòng gọi là Tỉnh Phụ và đứng đầu Đan Viện gọi là Đan Phụ.
Danh xưng “Subiacô” chính là địa danh của một hang động mà Thánh Tổ lập Dòng, thánh Benedict (Biển Đức) đã đến chọn đời sống ẩn cư tại đó. Thánh nhân sinh khoảng năm 480 tại Ý. Vốn là con của một gia đình trung lưu. Khi đang là sinh viên theo học tại Rôma, ngài đã sớm trốn khỏi nơi xa hoa tráng lệ, để rút lui vào đồi núi sống đời cô tịch. Ngài đến ẩn tu tại Enfidc, sau đó đến sống hoàn toàn biệt cư trong một hang động ở Subiacô suốt 3 năm, chỉ nhờ một đan sĩ tên là Romanô thỉnh thoảng đem đến cho ngài ít lương thực để sống. Sau 3 năm, các mục đồng tìm thấy ngài, rồi dần dần "hữu xạ tự nhiên hương" nhiều người đã xin ngài hướng dẫn thiêng liêng, một số xin ở lại thọ giáo. Về sau số người đến tu quá đông, ngài đã lập 12 đan viện nhỏ theo một quần thể bên cạnh nhau tại vùng đồi Subiacô.
Vào khoảng năm 529, ngài giao các Đan viện ở Subiacô cho một số đồ đệ, rồi ngài cùng một số môn đệ khác tiến về miền Nam cách Rôma 60 cây số lên trên đỉnh núi Monte Cassinô lập một đan viện, và tại đây ngài đã soạn thảo bản Qui Luật mang tên ngài. Bản qui luật này sau đó được Đức Giáo Hoàng Grégôriô Cả phổ biến, nó nhanh chóng được nhìn nhận như là "Cách diễn tả tuyệt tác và thực tiễn nhất sự khôn ngoan cổ truyền của đời sống viện tu", bởi vì Qui Luật của ngài mang tính Tin Mừng.
Hôm ngày 10.08.2017 có lẽ là một ngày không thể quên của cha Antôn Nguyễn Văn Đức, Bề trên Đan viện Thiên An vì đã được Đức Thống Phụ đến chia sẻ nỗi đau cùng Đan Viện. Thời gian qua, cũng đã có nhiều đấng bậc trong Giáo hội Việt Nam đã đến Thiên An chia sẻ nỗi đau cùng cha cũng như của toàn Đan Viện, nhưng sự hiện diện của chính Đức Thống Phụ hôm nay sẽ giúp cha càng xác tín hơn sự hiệp nhất sâu xa trong Giáo Hội là Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Kitô, một Chúa Kitô đã chấp nhập hiến mình trên thập giá, chịu sự sỉ nhục của con người nhưng vẫn nói lời tha thứ và ban ơn cứu độ cho họ. Và hôm nay Chúa Kitô vẫn chịu chấp nhận đập vỡ trên đồi thông để nói cho con người biết rằng, con đường của Giáo hội đi là con đường của khiêm hạ, chấp nhận hy sinh, nên như hạt giống vùi trong lòng đất để chết đi, hầu trổ sinh những bông hạt dồi dào.


Vũ Hoàng Trương